Bài 9: Nhật ký học tập (Learning journal)
NHÓM CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC ĐỘC LẬP
Bài 9: Nhật ký học tập (Learning journal)
1. Giới thiệu
Tất cả mọi người dù đã có rất nhiều kinh nghiệm nhưng không phải ai cũng học được từ những kinh nghiệm này. Học tập chỉ diễn ra khi kinh nghiệm dựa vào sự phản ánh và các bài học rút ra được gắn với các khuôn khổ tư duy hiện có. Sự phản ánh là một quá trình xem xét kỹ lưỡng, phê bình, xem xét lại, làm chậm, tăng tốc, xét hỏi và chỉ trích kinh nghiệm. Chúng ta đều biết rằng tự phê bình là hết sức khó khăn và phản ánh có thể giống như vậy. Thật may là bạn có thể phát triển kỹ năng của bạn trong cả việc tự phê bình và phản ánh và quá trình này có thể trở nên dễ dàng hơn và có ích hơn bằng sử dụng nhật ký học tập.
Các hoạt động “hỏi” của nhật ký có thể giúp bạn để phản ánh dễ dàng hơn. Chẳng hạn như khi đối mặt với một tình huống, bạn có thể tự hỏi:
- Chuyện gì đã xảy ra (hoặc chuyện gì đang xảy ra)?
- Nó diễn ra như thế nào (hoặc cái gì đã gây ra chuyện đó)?
- Và chuyện gì sai lầm, nếu có, khi tôi đảm nhận vấn đề này?
2. Nhật ký học tập là gì
Nhật ký học tập là một tập hợp những ghi chú, những bản vẽ, những sự quan sát và những suy nghĩ được ghi lại trong một thời gian. Nhật ký nên là một cuốn sổ ghi chép sống động và nội dung ngày càng nhiều về những hiểu biết liên quan đến một chủ đề/ đề tài nhất định, một thời kỳ phát triển hay một khóa học đào tạo. Nhật ký sẽ là một tài liệu rất quan trọng để phản ánh trong quá trình nỗ lực học tập. Nó cho phép chúng ta xem lại các đề tài, ý tưởng và vấn đề, gắn chúng lại với nhau và thậm chí loại bỏ hay tạm gác chúng sang một bên.
Học tập là một sự trải nghiệm mạnh mẽ của mỗi cá nhân và nhật ký học tập cũng vậy. Tuy nhiên, nhật ký có thể giúp người học xác định cách học, tăng cường hiểu biết và có kinh nghiệm học tập sâu hơn. Ví dụ, một số giảng viên giàu kinh nghiệm có nhật ký giảng dạy nhằm tăng cường hiểu biết về dạy và học của mình. Vì nhật ký học tập được sử dụng để nâng cao nhận thức học tập, và do đó, nhật ký học tập không phải là nhật ký hàng ngày.
3. Cách ghi nhật ký học tập
Có rất nhiều cách khác nhau để ghi nhật ký học tập, tuy thuộc vào phương pháp học tập của người học. Sau đây là những gợi ý cho việc ghi nhật ký học tập dựa trên 5 câu hỏi của Donald Kirkpatrick (1975):
- Điều gì đã diễn ra?
- Tôi cảm thấy như thế nào về điều đó?
- Tôi đã học được điều gì?
- Bây giờ tôi sẽ làm gì khác?
- Nó có lợi cho công việc của tôi như thế nào?
Khi đối mặt với một vấn đề, chúng ta có thể sử dụng trình tự các sự kiện sau: (1) Vấn đề; (2) Giải pháp có thể; (3) Hành động; (4) Kết quả.
Tự ghi chép nhật ký là một cách quan trọng để phản ánh. Viết về bản thân, về kinh nghiệm sống, về những phản ứng và suy nghĩ của bản thân sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc phản ánh vì nó vừa là khuôn khổ cho sự phản ánh, đồng thời cũng là sản phẩm của phản ánh. Điều này gắn bó chặt chẽ với quan điểm viết như là việc học và quan điểm về “cái tôi”. Sức mạnh của sự ghi chép nằm ở chỗ: “Làm sao tôi biết được tôi nghĩ gì về một chủ đề cho đến khi tôi nhìn lại những gì tôi viết? Các sự kiện có thể được ghi chép trong một cuốn sổ với những trang giấy trắng hoặc khoảng trống. Bạn cũng có thể ghi lại những hiểu biết hoặc phản ánh của mình dưới một số hình thức điện tử với sự hỗ trợ của các công nghệ máy tính và di động.
Dưới đây là một gợi ý về ý tưởng viết một trang nhật ký học tập.