Nhà sáng lập

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hạnh

PGS.TS. Nguyễn Văn Hạnh hiện là giảng viên cao cấp đang làm việc tại Khoa Khoa học và Công nghệ Giáo dục, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Chức vụ hiện tại của ông tại đây là Giám đốc chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ ngành Lý luận và Phương pháp dạy học, Trưởng nhóm chuyên môn Lý luận – Phương pháp dạy học và Tâm lý ứng dụng. Ông tốt nghiệp và lấy bằng Tiến sĩ Khoa học Giáo dục năm 2017 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Năm 2021, ông được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Phó Giáo sư ngành Giáo dục học. Sau đó, ông được Đại học Bách Khoa Hà Nội bổ nhiệm chức danh khoa học Phó giáo sư ngành Giáo dục học và Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp Giảng viên cao cấp.
Mối quan tâm nghiên cứu chính của ông là các lĩnh vực giáo dục kỹ thuật, khoa học nhận thức trong kỹ thuật và công nghệ, giáo dục người lớn, học tập trải nghiệm, giáo dục STEM, học tập được nâng cao công nghệ… Đến năm 2024, PGS.TS. Nguyễn Văn Hạnh là tác giả chính của 12 bài báo quốc tế có uy tín trong lĩnh vực khoa học giáo dục, trong đó có 9 bài báo trong hệ thống Web of Science và 3 bài báo trong hệ thống Scopus. Ông là chủ nhiệm của 01 đề tài khoa học cấp quốc gia (NAFOSTED) giai đoạn 2019-2021, thành viên nghiên cứu chủ chốt của 01 đề tài khoa học cấp quốc gia giai đoạn 2020-2022 được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED). Bên cạnh đó, PGS.TS. Nguyễn Văn Hạnh còn tham gia nhiều hoạt động đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên nội bộ của doanh nghiệp, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp và tham gia một số dự án quốc tế về giáo dục.
Bạn có thể hiểu thêm về ông trong các hồ sơ dưới đây: Web of Science , Scopus , ORCID, Google Scholar .

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

Họ và tên: PGS.TS. Nguyễn Văn Hạnh

Ngày sinh: 20- 02 – 1986

Email: hanh.nguyenvan@hust.edu.vn

Mobile: +84975300198

Nơi làm việc: Khoa Khoa học và Công nghệ giáo dục, Đại học Bách khoa Hà Nội

Địa chỉ: Số 1, Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chức vụ: Giảng viên cao cấp tại Khoa Khoa học và Công nghệ giáo dục, Đại học Bách khoa Hà Nội.

Trưởng nhóm chuyên môn Lý luận – Phương pháp dạy học và Tâm lý ứng dụng

Giám đốc chương trình đào tạo Thạc sĩ & Tiến sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học

Địa chỉ Orcid: https://orcid.org/0000-0001-9987-4151

Web of Science: https://www.webofscience.com/wos/author/record/2182302

 

II. CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ (được cập nhật đến tháng 6 năm 2024)

Bài báo khoa học

(Ký tự * là những bài báo trong vai trò tác giả liên hệ – Corresponding author)

Mai, D. T. T., Da, C. V., & Hanh, N. V.* (2024, February). The use of ChatGPT in teaching and learning: a systematic review through SWOT analysis approach. In Frontiers in Education (Vol. 9, p. 1328769). Frontiers Media SA. https://doi.org/10.3389/feduc.2024.1328769 (WoS (Q2), Scopus (Q2))

Ha, V. T., Hai, B, M., Mai, D. T. T., & Hanh, N. V.* (2023). Preschool STEM Activities and Associated Outcomes: A Scoping Review. International Journal of Engineering Pedagogy (iJEP), 12(1), pp. 4–20. https://doi.org/10.3991/ijep.v13i8.42177 (WoS (Q2), Scopus (Q2))

Ha, V. T., Chung, L. H., Hanh, N. V.*, & Hai, B. M. (2023). Teaching science using argumentation-supported 5E-STEM, 5E-STEM, and conventional didactic methods: Differences in the learning outcomes of middle school students. Education Sciences, 13(3), 247. https://doi.org/10.3390/educsci13030247 (WoS (Q1), Scopus (Q2))

Le, H. C., Nguyen, V. H.*, & Nguyen, T. L. (2023). Integrated STEM approaches and associated outcomes of K-12 student learning: a systematic review. Education Sciences, 13(3), 297. https://doi.org/10.3390/educsci13030297 (WoS (Q1), Scopus (Q2))

Thao, N. P., Kieu, T. K., Schruefer, G., Nguyen, N. A., Nguyen, Y. T. H., Vien Thong, N., … & Van Hanh, N. (2022). Teachers’ competencies in education for sustainable development in the context of Vietnam. International Journal of Sustainability in Higher Education, 23(7), 1730-1748. https://doi.org/10.1108/IJSHE-08-2021-0349 (WoS (Q2), Scopus (Q1))

Hanh, N. V.*, & Long, N. T. (2022). The Ethical Perception of Engineering Students Who Have Never Participated in the Ethics Curriculum. International Journal of Engineering Pedagogy (iJEP), 12(1), pp. 4–20. https://doi.org/10.3991/ijep.v12i1.21781 (WoS (Q2), Scopus (Q2))

Van Hanh, N.*, Nguyen, T. L., Duyen, N. T., Canh, P. T. T., Long, N. T., & Thang, M. D. (2021). Teaching Engineering Ethics Through a Psychology Course. International Journal of Engineering Pedagogy (iJEP), 11(1), 16-34. https://doi.org/10.3991/ijep.v11i1.14999 (WoS (Q2), Scopus (Q2))
Long, N. T., Yen, N. T. H., & Van Hanh, N.* (2020). The Role of Experiential Learning and Engineering Design Process in K-12 STEM Education. International Journal of Education and Practice, 8(4), 720-732. https://doi.org/10.18488/journal.61.2020.84.720.732 (Scopus, Q3)

Tuyet, N. T., Long, N. T., & Van Hanh, N.* (2020). The effect of positive learning culture in students’ blended learning process. Journal of e-Learning and Knowledge Society, 16(3), 68-75. https://doi.org/10.20368/1971-8829/1135218 (WoS (Q3), Scopus (Q3))

Long, N. T., & Van Hanh, N.*(2020). A Structural Equation Model of Blended Learning Culture in the Classroom. International Journal of Higher Education, 9(4), 99-115. https://doi.org/10.5430/ijhe.v9n4p99 (Scopus, Q4)

Lan, H. T. Q., Long, N. T., & Hanh, N. V.* (2020). Validation of Depression, Anxiety and Stress Scales (DASS-21): Immediate Psychological Responses of Students in the E-Learning Environment. International Journal of Higher Education, 9(5), 125-133. https://doi.org/10.5430/ijhe.v9n5p125 (Scopus, Q4)

Van Hanh, N. (2020). The real value of experiential learning project through contest in engineering design course: A descriptive study of students’ perspective. International Journal of Mechanical Engineering Education, 48(3), 221-240. https://doi.org/10.1177/0306419018812659 (WoS (Q2), Scopus (Q3))

Hanh, N. V.*, & Hop, N. H. (2018). The effectiveness of the industrial field trip in introduction to engineering: A case study at Hung Yen University of Technology and Education, Vietnam. International Journal of Electrical Engineering Education, 55(3), 273-289. https://doi.org/10.1177/0020720918773050 (WoS (Q2), Scopus (Q2))

 

Sách – giáo trình

1. Nguyễn Văn Hạnh, Lê Hiếu Học, Nguyễn Thị Hương Giang (2024), Phân trích thống kê trong nghiên cứu giáo dục, Nhà xuất bản Bách khoa Hà Nội. (Sách giáo trình)

2. Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Hữu Hợp (2016), Công nghệ giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. (sách tham khảo)

3. Nguyễn Văn Biên, Tưởng Duy Hải, Trần Minh Đức, Nguyễn Văn Hạnh, Chu Cẩm Thơ, Nguyễn Anh Thuấn, Đoàn Văn Thược, Trần Bá Trình (2019), Giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. (sách tham khảo)

4. Tưởng Duy Hải, Nguyễn Văn Biên, Trần Minh Đức, Nguyễn Văn Hạnh, Đào Thị Sen, Nguyễn Anh Thuấn, Đoàn Văn Thược, Trần Bá Trình (2019), Hoạt động giáo dục STEM lớp 6, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. (sách tham khảo)

5. Nguyễn Anh Thuấn, Nguyễn Văn Biên, Trần Minh Đức, Tưởng Duy Hải, Nguyễn Văn Hạnh, Đào Thị Sen, Đoàn Văn Thược, Trần Bá Trình (2019), Hoạt động giáo dục STEM lớp 7, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. (sách tham khảo)

6. Đoàn Văn Thược, Nguyễn Văn Biên, Trần Minh Đức, Tưởng Duy Hải, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Anh Thuấn, Trần Bá Trình (2019), Hoạt động giáo dục STEM lớp 8, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. (sách tham khảo)

7. Nguyễn Văn Biên, Trần Minh Đức, Tưởng Duy Hải, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Anh Thuấn, Đoàn Văn Thược, Trần Bá Trình (2019), Hoạt động giáo dục STEM lớp 9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. (sách tham khảo)

8. Nguyễn Tiến Long, Nguyễn Văn Hạnh (đồng chủ biên), Phan Thị Thanh Cảnh, Nguyễn Thị Duyên, Nguyễn Thành Long, Mai Đức Thắng (2021), Giáo dục Đạo đức Kỹ thuật, Nhà xuất bản Bách khoa Hà Nội. (sách chuyên khảo)

Đề tài, dự án

2023-2025

Tên đề tài: Ứng dụng ChatGPT trong dạy học “Technical Writing and Presentation” cho sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Tổ chức tài trợ: Đại học Bách khoa Hà Nội, Mã: T2023-PC-076, vai trò: Thành viên nghiên cứu chủ chốt

2020-2022

Tên đề tài: Phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên phổ thông trong bối cảnh Giáo dục vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tổ chức tài trợ: Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED), Mã: 503.01-2020.302, vai trò: Thành viên nghiên cứu chủ chốt

2019-2021

Tên đề tài: Tích hợp giáo dục đạo đức kỹ thuật vào trong chương trình đào tạo kỹ sư trình độ đại học tại Việt Nam. Tổ chức tài trợ: Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ QUốc gia (NAFOSTED), Mã: 503.01-2019.01, vai trò: Chủ nhiệm đề tài

2019-2020

Tên đề tài: Tác động của môi trường học tập kết hợp đến văn hóa học tập của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Tổ chức tài trợ: Đại học Bách khoa Hà Nội, Mã: T2018-TT-003, Vai trò: Chủ nhiệm đề tài

 

error: Content is protected !!