Bài 3: Diễn giảng (Lecture)

admin
9570 5 phút đọc

NHÓM CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỰC TIẾP

Bài 3: Diễn giảng

1. Giới thiệu

Diễn giảng (hãy giảng bài) là một phương pháp dạy học lâu đời nhất, nó còn được gọi là một ‘phương pháp dạy học truyền thống’ (traditional teaching method). Trong phương pháp diễn giảng, giảng viên nói hoặc trình bày về một bài giảng với chủ đề cụ thể. Nó nhấn mạnh vào việc trình bày một chủ đề.

Trong phương pháp này, giảng viên chỉ cần cố gắng giải thích chủ đề bằng ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu. Nó có nghĩa là dạy một bài học dưới dạng lời nói và tạo động lực cho sinh viên. Phương pháp này còn được gọi là “truyền thụ một chiều” (way traffic), trong đó giảng viên chủ động và sinh viên là người nghe thụ động bởi vì giảng viên đưa ra ý tưởng thông qua bài giảng và sinh viên tiếp nhận chúng. Vì vậy, giảng viên phải sử dụng phương pháp này rất cẩn thận để sinh viên không cảm thấy nhàm chán trong lớp học.

Phương pháp diễn giảng là phương pháp giảng dạy thuận tiện và ít tốn kém nhất cho bất kỳ môn học nào. Nó hầu như không yêu cầu sử dụng các thiết bị khoa học, thí nghiệm và vật liệu hỗ trợ ngoại trừ bảng đen. Phương pháp giảng là phương pháp tiếp cận lấy thông tin làm trung tâm và sự kiểm soát của giảng viên, trong đó giảng viên hoạt động như một nguồn lực đóng vai trò trong việc giảng dạy trên lớp. Trong phương pháp này, giảng viên duy nhất nói chuyện và sinh viên lắng nghe một cách thụ động. Điều này tạo ra sự buồn tẻ trong lớp học khi sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên không còn diễn ra.

Trong lĩnh vực giáo dục, phương pháp diễn giảng được sử dụng rất thường xuyên. Phương pháp này được sử dụng để thu nhận kiến ​​thức và khái niệm. Phương pháp bài giảng chủ yếu tập trung vào mục tiêu nhận thức. Điểm nhấn chính của chiến lược này là trình bày nội dung. Trong phương pháp này giảng viên lập kế hoạch và điều khiển toàn bộ quá trình dạy – học. Để làm cho bài giảng trở nên thú vị, giảng viên có thể nhờ đến sự trợ giúp của các thiết bị nghe nhìn.

2. Ưu điểm của diễn giảng

  • Nó phát triển kỹ năng lắng nghe khi giảng viên giảng bài và sinh viên lắng nghe rất cẩn thận.
  • Phương pháp này về bản chất là kinh tế vì không cần thêm thiết bị và phòng thí nghiệm. Một số lượng lớn sinh viên có thể được giảng dạy cùng một lúc.
  • Thời gian có thể được giảm thiểu và tiết kiệm năng lượng, và bao quát các giáo trình trong một thời gian nhất định.
  • Phương pháp diễn giảng là một phương pháp tâm lý khi giảng viên chuẩn bị bài giảng của mình lưu tâm đến mức độ tâm lý của sinh viên.
  • Một bài giảng tốt có thể khuyến khích sinh viên phát triển khả năng suy luận và phán đoán của mình.
  • Nó cũng phát triển thói quen “khám giả” của các sinh viên.
  • Giảng viên có thể truyền tải bài giảng của mình phù hợp với khả năng hứng thú của sinh viên bởi sự thân mật và gần gũi của giảng viên trong khi giảng bài trên lớp.

3. Nhược điểm của diễn giảng

  • Nó tuân theo phương pháp định hướng của giảng viên,  giảng viên là người chủ động trong lớp học và sinh viên là người nghe thụ động.
  • Nó không phù hợp với trẻ em. Phương pháp diễn giảng là tốt nhất cho những người học trưởng thành.
  • Nó không phải là một phương pháp tốt cho tất cả giảng viên. Phương pháp giảng bài để đạt hiệu quả thì người giảng viên phải có kiến thức rộng về môn học. Nếu giảng viên không truyền đạt hiệu quả bài giảng của mình, sinh viên có thể buồn tẻ hoặc đơn điệu trong lớp học.
  • Phương pháp này không tính đến sự khác biệt cá nhân.
  • Phương pháp giảng bài là phù hợp với các lớp học cao, chứ không phù hợp với các lớp học dưới hoặc các lớp tiểu học.

4. Gợi ý sử dụng phương pháp diễn giảng

Chuẩn bị bài giảng:

  • Ngôn ngữ và cách trình bày phù hợp với sinh viên.
  • Lựa chọn các phương tiện nghe – nhìn và vật liệu dạy học.
  • Lập kế hoạch cho các kỹ thuật tạo động lực.
  • Lường trước những khó khăn và vấn đề nhất định trong bài giảng.
  • Tìm ra các giải pháp phù hợp và các lựa chọn thay thế cho những rào cản này để bài giảng thành công.
  • Giảng viên nên có một khung nhận thức nhất định để dựa vào nhằm đạt được một bài giảng hợp lý.

Thực hiện bài giảng:

  • Dẫn nhập/ giới thiệu bài giảng nên được thực hiện trong thời gian ngắn và nếu nó được thực hiện không tốt, nó có thể giết chết sự nhiệt tình của các sinh viên.
  • Giảng viên phải thật cẩn thận khi sử dụng phương pháp diễn giảng, hãy nói rất rõ ràng và chậm rãi để sinh viên có thể hiểu được.
  • Giữa giờ dạy, giảng viên nên nêu những điểm quan trọng trong khi giảng bài.
  • Giảng viên nên sử dụng các cử chỉ bày tỏ và tạm dừng giữa các bài giảng của mình để sinh viên có thể nhận được thông điệp chính xác mà giảng viên muốn truyền tải.
  • Bài giảng không nên quá dài dòng nếu không sinh viên có thể cảm thấy nhàm chán.
  • Giảng viên phải có kỹ năng giao tiếp tốt trong khi giảng bài.
  • Trong bài giảng, giảng viên nên sử dụng bảng đen đúng cách.
  • Sử dụng đồ dùng dạy học đúng cách.
  • Duy trì thời gian thích hợp.
  • Giảng viên cần ghi nhớ mục tiêu của bài học trong khi giảng.

Kết thúc bài giảng:

  • Tóm tắt các điểm chính được trình bày.
  • Hình thành khái niệm hóa.
  • Đưa ra hàm ý.

5. Tầm quan trọng của phương pháp diễn giảng

Trong dạy học đại học, phương pháp diễn giảng là rất quan trọng bởi những lý do sau:

  • Để cung cấp thông tin cho các sinh viên.
  • Nó giúp các sinh viên tiết kiệm thời gian và năng lượng của họ.
  • Nó là quan trọng để làm rõ khái niệm hoặc chủ đề trừu tượng.
  • Nó có thể tạo động lực và hào hứng cho sinh viên.
  • Nó là một phương pháp dễ dàng và đơn giản để giảng dạy.
  • Nó là rất quan trọng đối với lớp học đông sinh viên.

6. Khi nào sử dụng phương pháp diễn giảng

  • Nó được sử dụng để giới thiệu tổng quan về một đơn vị lớn.
  • Phương pháp này là một cách hiệu quả để tạo động lực cho sinh viên và phát triển niềm yêu thích môn học.
  • Nó được sử dụng để bổ sung cho sinh viên đọc và để làm rõ các khái niệm chính.
  • Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian của sinh viên bằng cách cung cấp những thông tin quan trọng trong khoảng thời gian ngắn.
  • Phương pháp này được sử dụng để cung cấp nền kiến thức.

Nói chung, diễn giảng là một trong những phương pháp dạy học cổ điển hoặc lâu đời nhất. Đó là phương pháp mà giảng viên truyền tải bài giảng của mình và giải thích chủ đề trước sinh viên. Toàn bộ lớp học được điều khiển bởi giảng viên, họ là người chủ động và sinh viên là người nghe thu động.

admin

Chịu trách nhiệm học thuật, PGS.TS. Nguyễn Văn Hạnh
Chuyên gia nghiên cứu Khoa học Giáo dục và Phân tích định lượng.

error: Content is protected !!
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x