Bài 5: Thuyết nhân văn (Humanistic)

admin
4638 4 phút đọc

1. Giới thiệu

“Bạn biết rằng tôi không tin rằng bất cứ ai đã từng dạy bất cứ điều gì cho bất cứ ai. Tôi đặt câu hỏi về hiệu quả của việc giảng dạy. Điều duy nhất mà tôi biết là ai muốn học thì học. Và có thể giáo viên là người hỗ trợ, là người đặt mọi thứ xuống và cho mọi người thấy nó thú vị và tuyệt vời như thế nào và yêu cầu họ thưởng thức.” Carl Rogers

Thuyết nhân văn mà trung tâm là các lý thuyết học tập trải nghiệm, được xây dựng dựa trên các lý thuyết kiến tạo nhận thức và kiến ​​tạo xã hội về học tập, nhưng đặt kinh nghiệm vào cốt lõi của quá trình học tập. Chúng nhắm đến để hiểu được cách cư xử trong đó các trải nghiệm – dù là trả nghiệm/ kinh nghiệm đầu tiên hay thứ hai – tạo động lực người học và thúc đẩy việc học của họ. Do đó, học tập là những trải nghiệm có ý nghĩa – trong cuộc sống hàng ngày – dẫn đến thay đổi kiến ​​thức và hành vi của một cá nhân. Học tập trải nghiệm được xem như “học tập tự khởi xướng” (self-initiated learning) vì mọi người có thiên hướng học hỏi tự nhiên; và rằng họ học khi họ tham gia đầy đủ vào quá trình học tập. Những nguyên tắc được tìm thấy trong học tập trải nghiệm, bao gồm:

  • Việc học chỉ có thể được tạo điều kiện thuận lợi, chúng ta không thể dạy trực tiếp người khác.
  • Người học trở nên cứng rắn hơn khi bị đe dọa.
  • Việc học tập có ý nghĩa xảy ra trong một môi trường mà mối đe dọa đối với người học được giảm thiểu đến mức tối thiểu.
  • Việc học có nhiều khả năng xảy ra và kéo dài nhất khi nó được tự khởi xướng bởi người học.
  • Những nhà học tập trải nghiệm ủng hộ rằng học tập là một quá trình thay đổi liên tục, năng động, không có điểm kết thúc.

2. Lý thuyết học tập trải nghiệm của Kolb (1984)

Có nhiều học giả đề xuất lý thuyết học tập trải nghiệm khác nhau, nhưng nổi bật nhất là lý thuyết học tập trải nghiệm của Kolb (1984). Nó nhận được sự ủng hộ nhiều nhất của các học giả trên thế giới. Mô hình học tập trải nghiệm của Kolb (1984) được mô tả trong Hình 1 dưới đây.

Hình 1. Mô hình học tập trải nghiệm của Kolb, 1984

Theo mô hình học tập trải nghiệm của Kolb, người học luôn trải qua 4 pha của quá trình học tập nhằm giải quyết một vấn đề thực tế, bao gồm: 1/ Kinh nghiệm cụ thể (người học sử dụng vốn kinh nghiệm đã có của mình để tham gia các hoạt động, thao tác cụ thể, trực tiếp với tình huống công việc); 2/ Quan sát phản ánh (người học tiến hành các quan sát, phản ánh/ suy ngẫm về hoạt động của chính mình hoặc người khác để nhận ra những điểm tích cực, cũng các sai lầm của bản thân); 3/ Khái niệm hóa trừu tượng (học qua việc xây dựng các khái niệm, giả thuyết khoa học dựa trên những gì đã quan sát và suy ngẫm nhằm sửa đổi những sai lầm); 4/ Thử nghiệm tích cực (người học học tập thông qua những thử nghiệm, đề xuất các phương án giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định, kiểm chứng suy nghĩ của bản thân). Như vậy, sau khi hoàn thành một chu trình học tập, người học đã nhận ra những sai lầm thiếu sót từ vốn kinh nghiệm đã có của bản thân, tìm kiếm các khái niệm lý thuyết mới và sau đó thử nghiệm chúng để sửa đổi vốn kinh nghiệm đã có của họ. Sau mỗi chu trình học tập, một vấn đề mới có thể nảy sinh, và người học lại bước vào một chu trình học tập thứ hai và nhiều chu trình sau đó. Nói chung, mô hình học tập trải nghiệm của Kolb là một vòng xoắn ốc mô tả quá trình học tập liên tục, không có điểm kết thúc.

Svinick & Dixon (1987) đã mô tả các hoạt động học tập cụ thể nhằm dẫn dắt người học đi qua tất cả các giai đoạn học tập trải nghiệm của Kolb (Hình 2). Những hoạt động học tập ở vành ngoài cho phép sự tham gia lớn hơn của người học, trong khi gần trung tâm sẽ giới hạn sự tham gia của người học. Từ đó giảng viên có thể lựa chọn, thiết kế, kết hợp nhiều hoạt động học tập nhằm dẫn dắt người học đi qua đầy đủ các giai đoạn học tập dựa trên những điều kiện thực tế cho dạy học (thời gian, không gian, địa điểm, nguồn lực vật chất…).

Hình 2. Các phương pháp dạy học

Để dẫn dắt người học đi qua đầy đủ các giai đoạn học tập trải nghiệm, Kolb (Kolb, 2011) đã xây dựng hồ sơ “vai trò giảng dạy” để giúp giảng viên thích ứng với các hoạt động học tập trải nghiệm của người học.

Hình 3. Hồ sơ vai trò của nhà giáo dục

Mỗi vai trò giảng dạy là một bộ khuôn mẫu của hành vi xuất hiện để đáp ứng với điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ học tập. Tương ứng với mỗi vai trò giảng dạy, người học tham gia học tập một cách độc đáo, sử dụng một phong cách nắm bắt kinh nghiệm và một phong cách chuyển đổi kinh nghiệm.

admin

Chịu trách nhiệm học thuật, PGS.TS. Nguyễn Văn Hạnh
Chuyên gia nghiên cứu Khoa học Giáo dục và Phân tích định lượng.

error: Content is protected !!
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x